Kết Quả kèo Sell NZD-CAD và Tại sao lại vào kèo này?
Kết quả kèo Sell NZD-CAD và thêm kèo AUD-NZD:
KQ Sell Nzd-Cad thì các bạn nhìn ảnh là biết nha, chúng ra khớp cả 3 mức TP. Riêng tp3 minh có nhắn ae thoát sớm vì chạm vùng HT mạnh vả lại ăn 2 mức tp1 và tp2 rồi không nên tham ^^ (ảnh bên trên)
Ngoài ra 1 số anh em mà chat với mình thì mình có chia sẻ thêm một kèo Buy Aud-Nzd cũng khá đẹp, cũng chạm lần lượt tp1.2.3 cả. (ảnh bên dưới)
Tại sao vào 2 kèo đó:
Nguyễn Tuân FX thấy có nhiều anh em hỏi lí do gì vào lệnh như vậy đặc biệt cả 2 kèo đó đều khá giống “bắt đỉnh-bắt đáy” ^^ vậy hôm nay Chủ nhật rảnh rỗi sau khi đã lên kế hoạch giao dịch tuần sau xong xuôi, giờ mình sẽ viết câu trả lời, thực ra đó cũng là chiến lược giao dịch mình thui. Cái này ai từng được mình dạy tại khóa nâng cao fx sẽ rõ. (tham khảo khóa mình tại link sau, ah mà 1 năm mình 1-2 khóa, năm nay bận wa, vợ lại bầu bí nên nếu có hẹn sang năm 2022: https://nguyentuanfx.com/dich-vu/ )
Nó không có gì cao siêu cả, kiến thức cơ bản thui, quan trọng là bạn phải thực hành nó thường xuyên, nếu không thì chả có kiến thức nào có thể giúp bạn cả. Còn kiến thức cơ bản lấy từ đâu, bản thân mình là từ sách (bạn có thể tìm bài tổng hợp các đầu sách mình đã nghiên cứu, file pdf tiện lợi download về máy tính điện thoại đọc đều được, link bài list sách hay thị trường tài chính: https://nguyentuanfx.com/kien-thuc/sach-thi-truong-tai-chinh/ ), các chia sẻ của các trader uy tín, mình cứ tích góp và trải nghiệm thực tế thị trường, lâu dần quen nhìn ra cơ hội nhanh hơn và ít bỏ sót.
Các kiến thức Tuân FX dùng khi phân tích và vào lệnh:
1. Kháng cự – hỗ trợ.
2. Quan sát đa khung thời gian.
3. Price Action – Nhìn hành động giá qua các cây nến.
4. Sóng eliot (các khung lớn), cấu trúc thị trường (khung nhỏ hơn)
5. Fibonacci
6. Khi vào lệnh xác định E, rủi ro SL, lợi nhuận TP (phân tích các điểm TP) – phần này là tổng kết của Quản lý vốn (E với size thế nào), Quản lý rủi ro (SL mức nào), Quản lý lợi nhuận (TP các mức)
7. Dùng một số chỉ báo để xác nhận thêm: Stock, RSI, AO.
Áp dụng thực tế cho các kèo kia nhé:
1. Giá chạm KCHT khung D1 (mạnh)
2. Quan sát đa khung thời gian xác định thêm các mức KCHT khác.
3. PA thể hiện bằng những cây nến pinbar và nến bao trùm rõ rệt ở khung nhỏ hơn.
4. Cấu trúc thị trường sau khi chạm KCHT mạnh, giảm thì có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, tăng thì có đáy sau cao hơn đáy trước (view rõ khung M30 hoặc M15)
5. Sử dụng fibonacci để tìm các vùng KCHT 161.8 hoặc 216.8 để kết hợp với phần 2.
6. Khi vào lệnh luôn luôn xác định thị trường này luôn có xác suất tính trước khả năng rủi ro mất bao nhiêu và nếu được thì được bao nhiêu. R:R 1:2 trở lên hãy vào lệnh.
7. Các chỉ báo giúp xác nhận lệnh chúng ta, nếu xuất hiện Phân kì thì càng ở khung lớn thì TP khả năng được nhiều hơn Phân kì khung nhỏ. Đây là điểm lưu ý để TP hợp lý.
Kết luận:
Dù phương pháp giao dịch nào, chiến lược giao dịch nào, của bạn hay bạn học của ai, luôn luôn có ghi chép cẩn thận các giao dịch áp dụng, tìm ra các điểm ưu, điểm nhược để tối ưu, và quan trọng nhất là hãy test nó thời gian lâu một chút, như mình khi có gì hay mà thêm vào chiến lược giao dịch của mình, thì mình thường test nó với ít nhất 6 tháng-1 năm. Cứ xác định 3-5 năm luyện tập đi, nếu sau đó bạn có được phương pháp tốt bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.
Một ví dụ đơn giản để bạn kiên trì luyện tập trading:
Nếu 1 năm phương pháp của bạn có tỉ lệ thắng 50-50 và R:R là 1:2 thì hiểu đơn giản vốn bạn là X, với tỉ lệ 50-50 bạn sẽ mất 1/2 X. Nhưng 1/2 X còn lại bạn thắng với tỉ lệ RR là 1:2 tức bạn có thêm 1/2 X x 2 = X. Vậy 1 năm sau bạn đã có 1/2 X + X = 1,5X tương ứng với mức lợi nhuận 50% /năm. Con số ko hề nhỏ phải không, vậy nên đừng nản lòng khi bạn thua lỗ 1 vài lệnh, quan trọng hãy tìm ra điểm nhược để tránh, điểm ưu để phát huy sau mỗi lần như vậy.
THÂN!